![]() |
Suzuki Alto CNG vừa ra mắt tại thị trường Ấn Độ. |
Trong khi hãng vẫn chưa tiết lộ cụ thể về chi tiết kỹ thuật song phiên bản tương thích BS4 của động cơ 796cc đã tạo ra 41 mã lực và 60Nm mô-men xoắn trên CNG (48 mã lực và 69Nm trên xăng).
Về thiết bị, không có sự khác biệt nào giữa các mẫu xăng Alto và CNG. Chúng đi kèm với tay lái trợ lực, điều hòa không khí, cửa sổ điện phía trước, điểm nhấn nội thất màu bạc, dây an toàn phía sau có thể thu vào, khóa trẻ em phía sau, khởi động từ xa và mở nắp nhiên liệu, tay cầm và gương màu. Ngoài ra, biến thể LXi (O) còn có thêm một túi khí.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có tin tức nào về việc Maruti Suzuki sẽ nâng cấp “anh chị em” của Alto, Alt K10, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn thử nghiệm va chạm mới của Ấn Độ, mặc dù hãng đã giới thiệu một chiếc Alto K10 với bộ an toàn bắt buộc bổ sung, đảm bảo rằng mẫu này có thể được sản xuất cho đến thời hạn ngày 1/10 tới đây.
Phương Anh (Theo Autocarindia)
Những ngày qua thông tin nhiều mẫu xe sang, xe hot ở Việt Nam dính án triệu hồi khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.
" alt=""/>Ô tô Suzuki mới giá chỉ 138 triệuCổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tích hợp Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh Nam Định (gọi chung là Cổng dịch vụ công trực tuyến) đã được xây dựng và đưa vào vận hành tại địa chỉ dichvucong.namdinh.gov.vn từ tháng 7/2018.
Hệ thống Cổng dịch vụ công luôn được Sở TT&TT Nam Định vận hành ổn định; song tính đến tháng 3/2020, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp trên Cổng mới chỉ là 100 dịch vụ, chiếm 5,83%, xếp thứ 39/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tại thời điểm đó, số liệu thống kê trên cho thấy, nếu không triển khai quyết liệt, Nam Định khó có thể hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong năm 2020 theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết 17/2019.
Tuy nhiên, trong thông tin mới chia sẻ, Sở TT&TT tỉnh Nam Định cho biết, cơ quan này tiến hành làm việc với các đơn vị và tính đến ngày 6/1/2021 đã hỗ trợ 232/254 sở, ngành, địa phương hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4, bao gồm: 16/18 sở, ngành; 10/10 huyện, thành phố và 206/226 xã, phường, thị trấn.
Cụ thể, tính đến ngày 6/1/2021, Cổng dịch vụ công tỉnh Nam Định cung cấp 1.386 dịch vụ công trực tuyến mức 4, đạt tỷ lệ 79,84% và dự kiến đến giữa tháng 1/2021 sẽ nâng lên khoảng 90 - 92%.
Cũng theo số liệu của Sở TT&TT tỉnh Nam Định, ở cấp sở, ngành, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp là 1.075 dịch vụ, chiếm 76,45%. Số dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp ở cấp huyện là 218 dịch vụ, đạt 100%. Con số này ở cấp xã, phường, thị trấn là 93/96 dịch vụ, chiếm 96,87%.
Đặc biệt, Nam Định đang là địa phương dẫn đầu trong cả nước khi có tới 943 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Cùng với đó, đã có 328 dịch vụ công của tỉnh Nam Định có phát sinh phí, lệ phí và tích hợp với Nền tảng thanh toán trực tuyến.
Người đứng đầu phải thực sự vào cuộc
Nhận xét về kết quả triển khai thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến mức 4 của tỉnh Nam Định, đại diện Phòng Thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Cục Tin học hóa cho hay: “Nam Định là tỉnh có lãnh đạo quyết liệt, làm đến nơi đến chốn và bám sát theo đúng định hướng, hướng dẫn của Bộ TT&TT”.
Chia sẻ bài học kinh nghiệm của địa phương mình, ông Trần Minh Đăng, Phó Giám đốc Sở TT&TT Nam Định cũng chỉ rõ, trước hết là sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh. “Làm ứng dụng CNTT, chuyển đổi số chắc chắn lãnh đạo tỉnh phải thực sự vào cuộc”, ông Đăng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, vị Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Nam Định chỉ ra 2 yếu tố quan trọng khác để Nam Định có thể hoàn thành vượt mức chỉ tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong thời gian ngắn, đó là: Nền tảng ứng dụng CNTT tốt, các ứng dụng của tỉnh như hệ thống quản lý văn bản, ký số, hệ thống một cửa điện tử… đã và đang vận hành rất tốt nên việc đưa lên dịch vụ công trực tuyến mức 4 không quá bỡ ngỡ với đội ngũ cán bộ, công chức; Đối tác triển khai là các công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển Chính phủ điện tử và đô thị thông minh nên giải pháp kỹ thuật đơn giản mang tính tùy biến cao và dễ sử dụng.
Đại diện Sở TT&TT tỉnh Nam Định cho biết thêm, trong thời gian tới, Sở sẽ tập trung đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trên truyền hình, báo giấy, báo điện tử, hệ thống truyền thanh cơ sở, mạng di động, mạng xã hội… để nhiều người dân, doanh nghiệp biết và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bên cạnh đó, Sở TT&TT Nam Định tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống Công dịch vụ công của tỉnh, tránh để xảy ra lộ lọt thông tin, mất an toàn trong giao dịch trực trực tuyến. Đồng thời, sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối với 6 cơ sở dữ liệu quốc gia giúp việc xác thực người dùng, giảm các giấy tờ không cần thiết, giúp phần rút ngắn thời gian giải quyết dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
Vân Anh
Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó phấn đấu áp dụng 100% cho dịch vụ công thiết thực đối với người dân.
" alt=""/>Nam Định đã đưa gần 80% dịch vụ công lên trực tuyến mức 4